HEN SUYỄN VÀ DỊ ỨNG THỨC ĂN

HEN SUYỄN VÀ DỊ ỨNG THỨC ĂN
Ngày đăng: 17/10/2022 03:06 PM

Biểu hiện của dị ứng thức ăn

          Các phản ứng dị ứng do thức ăn có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, với nhiều hình thức khác nhau, có thể riêng lẻ hoặc kết hợp. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 12 giờ sau khi ăn phải thức ăn gây dị ứng. Các biểu hiện bao gồm:

  • Các triệu chứng ở da: Nổi mề đay, nổi mẫn đỏ ở da, có thể có ngứa kèm theo. Mẫn đỏ thường mất đi trong vài ngày. Một số trường hợp có thể tồn tại rất lâu được gọi là viêm da dị ứng.

       - Ngứa và sưng quanh môi và miệng, đặc biệt khi môi và miệng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, ngứa họng.

       - Ngứa và đỏ mắt, ngứa và sưng mí mắt.

       - Ngứa mũi và mắt, hắt hơi và chảy nước mũi

  • Các triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
  • Các triệu chứng của hen suyễn cấp như ho, khị kh, nặng ngực v khĩ thở.
  • Một số trường hợp biểu hiện nặng có thể dẫn đế sốc phản vệ như ngất xỉu, tuột huyết áp…Sốc phản vệ nặng là biểu hiện trầm trọng nhất của dị ứng thực phẩm và có thể dẫn đến tử vong.

            Trong các triệu chứng của dị ứng thức ăn nêu trên, phần lớn các triệu chứng tuy gây khó chịu nhưng thường không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ biểu hiện của cơn hen suyễn cấp và sốc phản vệ. Ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là những bệnh nhân bị hen suyễn nhưng không được kiểm soát tốt; đôi khi gây ra những phản ứng rất trầm trọng, những cơn hen cấp tính nặng nề khó điều trị. Mức độ trầm trọng của cơn hen suyễn do dị ứng thức ăn khơng chỉ ty thuộc vo loại thực phẩm gy dị ứng (có loại gây phản ứng rất mạnh, có loại chỉ biểu hiện thông qua rồi hết) thuộc vô số lượng thức ăn gây dị ứng  được ăn

Những loại thực phẩm thường gây dị ứng và khởi phát cơn hen suyễn cấp

           Tổ chức Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã kết luận có 8 nhóm thực phẩm được xem là thức ăn thường gây dị ứng, bao gồm:

  1. Sữa
  2. Trứng
  3. Lúa mì
  4. Đậu nành
  5. Đậu phọng
  6. Các loại hạt có vỏ cứng (hạt quả hạnh, quả óc chó, quả hồ đáo…)
  7. Cá (như cá vược, cá bơn, cá tuyết…)
  8. Loài giáp xác có vỏ như tôm, cua, sò ốc…

          Ngoài 8 nhóm thực phẩm gây dị ứng nêu trên, chất sulfite dùng bảo quản thức ăn cũng có thể làm khởi phát cơn hen suyễn cấp tính. Sulfite thường có trong các loại rượu, bia, nước trái cây đóng chai, khoai tây chế biến, tôm, các loại thức ăn làm dưa chua.

          Theo một công trình nghiên cứu đã được công bố ở Mỹ, trẻ em bị dị ứng nhiều nhất với sữa bị (2,5%); kế đến l trứng (1,3%); sau đó lần lượt l đậu phọng (0,8%); la mì (0,4%); đậu nành (0,4%). Đậu phọng, quả óc chó và đồ biển là những thứ thường gây phản ứng dị ứng  thức ăn trầm trong nhất. Tuy nhiên, những số liệu này được thu thập ở Mỹ và thể có những điểm khác biệt so với trẻ em Việt Nam. Ngành Dị ứng học ở Việt Nam còn non yếu và chưa có những số liệu nghiên cứu thực tế.

Xác định loại thực phẩm gây dị ứng

          Việc chẩn đoán loại thực phẩm do một thủ phạm gây ra cơn hen suyễn cấp thường khó khăn. Phương pháp đơn giản nhất dựa vào mối liên hệ giữa sự xuất hiện các cơn hen suyễn và các loại thức ăn dùng trong ngày. Nếu cơn hen cứ thường hay xảy ra mỗi khi dùng một loại thức ăn no đó thì nhiều khả năng loại thức ăn đó một thủ phạm gây cơn hen suyễn. Khi xác định vi loại thực phẩm nghi ngờ gây cơn hen suyễn (nếu nằm trong 8 những thức ăn thì lại càng nghi ngờ nhiều hơn), bạn thử loại bỏ những thức ăn nghi ngờ nây ra khỏi thực đơn hàng ngày, nếu trong vòng 2 tuần không thấy cơn hen xuất hiện thì khả năng chúng  nguyên nhân gây cơn hen lại càng cao. Để chắc chắn, bạn nên thử ăn lại loại thực phẩm đó (với lượng ít), nếu lại xuất hiện các triệu chứng hen suyễn thì gần như có thể kết luận chắc chắn. Điểm khĩ khăn của phương pháp này l phần lớn các thức ăn đều được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau và đôi khi  bạch được người bệnh bị hen suyễn với loại thực phẩm no khi chúng cũng mặt trong một thức ăn.

      Một phương pháp khác thực hiện các xét nghiệm trên da: Nhân viên y tế sẽ làm trầy xướt da vài đường rất nhỏ (thường ở mặt trước cánh tay), rồi dán 1 miếng nhỏ loại thực phẩm nghi ngờ (được nấu chín, sạch) lên trên vùng da bị trầy nầy. Nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da này (đường kính > 10mm) thì thử nghiệm dương tính. Yếu điểm của phương pháp này đôi khi cho kết quả không chính xác. Ngồi ra người ta còn có kỹ thuật xét nghiệm để đo lượng khng thể IgE trong mu, các kháng thể nầy sẽ tăng cao ở những bệnh nhân đang bị nghi ngờ dị ứng thức ăn. Ngồi ra có thêm nhiều xét nghiệm chuyên sử hơn bằng cách đo lượng kháng thể IgE trong mủ cho từng loại thực phẩm gây dị ứng. Xét nghiệm da và thử mủ tìm kháng thể IgE thường dùng ở những người dị ứng thức ăn nặng, hoặc gặp khĩ khăn trong việc xác định loại thức ăn gây dị ứng bằng phương php loại suy, trẻ em, người cao tuổi…

phòng tránh dị ứng thức ăn

         Dự phòng dị ứng thực phẩm rất quan trọng, đặc biệt nhằm phòng tránh những phản ứng nặng nề như sốc phản vệ vì việc điều trị thường rất khó khăn, tốn thời gian và khả năng cơn thấp.

        Dự phòng dị ứng thực phẩm bao gồm:
•    Mọi người cần có hiểu biết về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng thực phẩm. Tự bản thân người bệnh phải theo di và phát hiện chính xác loại thực phẩm mình bị dị ứng vì không ai khác có thể làm tốt việc này. Cần biết cách phát hiện ra loại thực phẩm mình bị dị ứng trong vô vàn món ăn được chế biến phức tạp, việc nầy đôi khi mất nhiều thời gian và đi hỏi nhận xét tinh tế. Một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn cấp như thịt bị, trứng gia cầm, tơm, cua, cua biển, bia rượu  …tuy nhiên tác nhân gây cơn hen cấp là do đồ ăn thức uống hiếm gặp hơn nhiều so với các dị nguyên không khí. Nếu kiêng cử hầu hết các loại thức ăn trên có thể làm mất cân bằng về dinh dưỡng,nhất là đối với trẻ em. Lưu ý mối liên quan giữa thức ăn dùng trong ngày và sự xuất hiện cơn hen và sự việc lập đi lập lại nhiều lần (ví dụ cứ mỗi lần ăn cá biển là tối hôm đó lên cơn hen…) và chỉ hạn chê dùng loại thức ăn nghi ngờ có thể gây cơn hen nêu trên.

  • Lưu ý các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng v ghi nhớ các triệu chứng nầy trên da, hệ tiêu hóaa và hệ hơ hấp...
    •    Tránh sử dụng những thực phẩm mà bản thân đ bị dị ứng, kể cả tránh tiếp xúc qua da hay hít. Lập một kế hoạch ăn uống chỉ gồm những thực phẩm mà mình không bị dị ứng.
  • Nên dùng thức ăn nấu nướng tại nhà để dễ tránh các loại thức ăn gây dị ứng. Nếu đi ăn bên ngoài, cẩn thận chọn lựa món ăn và đưa yêu cầu thích hợp cho nhà hàng (tránh các loại mà mình bị dị ứng).
  • Nếu mua đồ chế biến sẵn (trong siêu thị), nên đọc kỹ bao bì để biết rõ thành phần thức ăn và các chất phụ gia. Các chất sulfite thường được ghi với các tên như sau: sulfur dioxide, sodiun bisulfite, potassium bisulfit, sodium metabisulfite, potassium metabisulfite, sodium sulfite, BHA, BHT…
  • Cần nhớ rằng, các thực phẩm “gần gũi nhau” cũng thể gây phản ứng cho, nghĩa một khi dị ứng với thực phẩm nầy thì cũng dễ bị dị ứng với thực phẩm “gần gũi” kia. Chẳng hạn, sữa 10% (nếu bị dị ứng với sữa bị thì cũng có 10% khả năng dị ứng với thịt bị), trứng gà và thịt gà l5%, sữa 90%, các loại cá biển là 50%, đậu phọng và các hạt họ đậu là 10%, đậu nành và các hạt họ đậu là 5%, lúa mì và các hạt ngũ cốc khác l 25%.
  • Nếu trước đây đã từng bị dị ứng thức ăn trầm trọng (sốc phản vệ) thì phải luôn luôn mang theo trong người các thông tin  nhân về việc này nhằm giúp ích khi bị hen.

        Mặc dù hen suyễn là căn bệnh mạn tính của đường hô hấp, người mắc bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh nếu biết tuân thủ điều trị, dùng thuốc đúng cách và biết cách phòng tránh một cách hiệu quả các yếu tố khởi phát cơn suyễn trong đó có một số thức ăn.