BỆNH HEN SUYỄN LÀ GÌ?

18/06/2022
Tin về các bệnh hô hấp
Lượt xem: 549

Hen suyễn là bệnh có từ rất lâu đời nhưng khoảng nửa thế kỷ gần đây, bệnh mới được chú ý và có thêm nhiều biện pháp chữa trị bệnh tiên tiến. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ người mắc bệnh hen suyễn ngày càng tăng cao trên thế giới, nhất là ở những vùng đô thị, công nghiệp hoá cao và sự gia tăng này dường như song song với tốc độ công nghiệp hoá.

Trước hết, để hiểu rõ những rối loạn do bệnh suyễn gây ra, chúng ta sẽ tìm hiểu hoạt động giải phẫu sinh lý của hai lá phổi.

Phổi hoạt động như thế nào?

Khi ta hít vào, không khí sẽ đi qua mũi, họng rồi vào đến khí quản. Từ khí quản, không khí sẽ theo 2 nhánh phế quản gốc phải và trái để vào 2 lá phồi 2 bên. Phế quản gốc mỗi bên sẽ phân chia thành nhiều nhánh nhỏ rồi những nhánh nhỏ hơn, tương tự như cành cây và tận cùng của mỗi nhánh cây nhỏ nhất (gọi là tiểu phế quản tận cùng) là một túi khí được gọi là phế nang. Phế nang là nơi chứa khí và có tính đàn hồi co giãn tương tự như quả bong bóng. Như vậy mỗi lá phổi có hàng triệu phế nang nhỏ chứa không khí khi ta hít vào thở ra. Bao bọc quanh phế nang là mạng lưới các mạch máu nhỏ li ti gọi là mao mạch. Chính tại các túi phế nang này, khí oxy trong không khí hít vào sẽ đi vào đến những mao mạch rồi theo dòng máu đến khắp nơi trong cơ thể để nuôi các tế bào. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần phải có oxy mới hoạt động được. Ngược lại, khí cặn bã thải ra từ các tế bào trong cơ thể cũng theo máu đến mạng lưới mao mạch, đi xuyên qua màng phế nang để vào phổi và được thải ra ngoài.

Trước hết, để hiểu rõ những rối loạn do bệnh suyễn gây ra, chúng ta sẽ tìm hiểu hoạt động giải phẫu sinh lý của hai lá phổi.

Phổi hoạt động như thế nào?

Khi ta hít vào, không khí sẽ đi qua mũi, họng rồi vào đến khí quản. Từ khí quản, không khí sẽ theo 2 nhánh phế quản gốc phải và trái để vào 2 lá phồi 2 bên. Phế quản gốc mỗi bên sẽ phân chia thành nhiều nhánh nhỏ rồi những nhánh nhỏ hơn, tương tự như cành cây và tận cùng của mỗi nhánh cây nhỏ nhất (gọi là tiểu phế quản tận cùng) là một túi khí được gọi là phế nang. Phế nang là nơi chứa khí và có tính đàn hồi co giãn tương tự như quả bong bóng. Như vậy mỗi lá phổi có hàng triệu phế nang nhỏ chứa không khí khi ta hít vào thở ra. Bao bọc quanh phế nang là mạng lưới các mạch máu nhỏ li ti gọi là mao mạch. Chính tại các túi phế nang này, khí oxy trong không khí hít vào sẽ đi vào đến những mao mạch rồi theo dòng máu đến khắp nơi trong cơ thể để nuôi các tế bào. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần phải có oxy mới hoạt động được. Ngược lại, khí cặn bã thải ra từ các tế bào trong cơ thể cũng theo máu đến mạng lưới mao mạch, đi xuyên qua màng phế nang để vào phổi và được thải ra ngoài.

Bệnh hen suyễn là gì?

Điểm khác biệt ở những người mắc bệnh hen suyễn so với người bình thường là toàn bộ các phế quản nhỏ bị “sưng lên” thường xuyên gọi là viêm mạn tính. Tình trạng viêm mạn tính này không do vi trùng và kéo dài nhiều năm. Do viêm mạn tính nên các phế quản nhỏ này rất dễ bị “kích thích”, và mỗi lần bị kích thích như vậy các phế quản thường phản ứng mạnh, co thắt lại gây ra cơn hen suyễn cấp tính. Các yếu tố thường gây “kích thích” phế quản và gây ra cơn suyễn cấp là bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm trùng hô hấp… (xem bài Phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn suyễn cấp). Ngược lại, ở người bình thường không bị hen suyễn, khi hít các yếu tố dễ gây kích thích phế quản trên sẽ không gây ra cơn hen suyễn cấp.

Trong cơn hen suyễn cấp tính, người bệnh thường bị khò khè, khó thở. Nguyên nhân của tình trạng khò khè, khó thở này là do các phế quản bị co thắt làm cho đường kính của phế quản bị nhỏ lại. Bên cạnh đó, lớp niêm mạc của phế quản tức là lớp tế bào lót trong lòng phế quản cũng bị sưng lên và phù nề làm cho lòng phế quản bị hẹp thêm. Thêm vào đó, các phế quản khi bị viêm sẽ tiết ra nhiều chất đàm nhớt rất dai và dính bám trong lòng phế quản làm cho lòng phế quản không còn thông thoáng.

Hình ảnh minh họa dưới đây là hình cắt ngang của một phế quản trong cơn suyễn cấp. Ở người bình thường, lòng phế quản rộng rãi thông thoáng nên không khí lưu thông qua lại dễ dàng. Ở người hen suyễn, phế quản bị co thắt, sưng nề và tiết đầy chất nhầy nên làm bít tắc khiến không khí lưu thông rất khó khăn. Sự bít tắc này xảy ra ở hầu hết các phế quản nhỏ trong phổi khiến cho người bệnh bị khó thở, nghẹt thở.

Phế quản bình thường Phế quản bệnh nhân hen suyễn

Khi ra khỏi cơn hen cấp, các phế quản sẽ từ từ giãn ra, bớt phù nề và bớt tiết đàm nhớt, nhờ vậy lòng phế quản thông thoáng trở lại và người bệnh bớt khó thở.

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp. Bệnh tồn tại hầu như suốt cả đời người nhưng trong suốt quá trình đó, có những giai đoạn bệnh xuất hiện thường xuyên nhiều cơn trong tháng, trong tuần hoặc thậm chí lên cơn hen hằng đêm, nhưng cũng có những giai đoạn bệnh tiềm ẩn không bộc phát. Vì thế, có một số bệnh nhân hen suyễn có những giai đoạn ổn định nhiều năm hoặc nhiều chục năm không xuất hiện cơn hen.

Bệnh hen suyễn là bệnh có nguồn gốc dị ứng

Khi quan sát hiện tượng kích thích và co thắt phế quản trong cơn hen suyễn cấp, các nhà bác học nhận thấy chng tương tự như các phản ứng dị ứng tức là cơ thể phản ứng với các tác nhân được xem là ‘lạ’ đối với cơ thể. Trong trường hợp này, các tác nhân ‘lạ’ chính là các dị nguyên. Khi các tế bào của hệ miễn dịch trong cơ thể phát hiện tác nhân ‘lạ’, chúng sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng để chống lại. Đối với hen suyễn, chuỗi phản ứng này là phế quản co thắt, phù nề và tiết ra dịch nhầy gây khò khè, khó thở. Đối với dị ứng da, chuỗi phản ứng này là phù nề da tạo sẩn và ngứa…

Vì vậy, hen suyễn được xem là một dạng bệnh dị ứng và có mối liên quan mật thiết với các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng như nổi mề đay, chàm eczema…  

Hen suyễn là bệnh có yếu tố gia đình và có lẽ có liên quan đến gen di truyền. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gen gây ra khuynh hướng này. Trong gia đình, trong họ tộc thường có nhiều người cùng bị hen suyễn. Cháu bé bị hen suyễn có thể do thừa hưởng yếu tố di truyền từ những người thân có mối liên hệ huyết thống như ông, bà, cha, mẹ hoặc cô, dì, chú, bác….mặc dù những người này không sống cùng nhà với cháu. Có nhiều trường hợp trong gia đình hay trong dòng họ của người bệnh suyễn, người ta không tìm thấy người nào khác cũng bị hen suyễn, nhưng có thể có người mắc một bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi dị ứng hay dị ứng da, chàm... Hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm do đó không cần phải cách ly với người bị bệnh hen suyễn hoặc cách ly người bị bệnh hen suyễn với người khác.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn? Những ai dễ mắc bệnh hen suyễn?

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn đến nay vẫn chưa được biết rõ. Người ta chưa hiểu rõ được tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị.  

Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng rất thường gặp ở tuổi dưới 40. Ở trẻ em, thường xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh hen suyễn ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Trẻ trai thường bị mắc hen suyễn hơn trẻ gái.

Bệnh hen suyễn thường xảy ra ở những người bản thân từng có bệnh dị ứng như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, chàm…hoặc trong gia đình có người thân có mối liên hệ huyết thống đã từng mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh dị ứng. Ngoài ra, bị nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá là những yếu tố làm cho bệnh hen suyễn dễ xuất hiện ở trẻ em.

Làm sao biết mình có mắc bệnh hen suyễn không?

Khi thấy có ít nhất một trong số các triệu chứng khó thở, nặng ngực, khò khè và ho tái đi tái lại nhiều lần, chúng ta nên đi khám bệnh để được xác định có mắc bệnh hen suyễn không.

Các bác sĩ sẽ hỏi rất kỹ bệnh sử về bệnh dị ứng và các bệnh có liên quan của chính người bệnh và những người thân trong gia đình; tính chất và tình huống xuất hiện các triệu chứng của người bệnh. Sau khi được khám bệnh cẩn thận và nghe phổi, người bệnh sẽ được đo chức năng hô hấp. Đo chức năng hô hấp là phương pháp để định bệnh hen suyễn một cách chính xác. Trong kỹ thuật này, người bệnh sẽ được yêu cầu thổi thật nhanh, thật mạnh và liên tục và kéo dài đến khi không thể thổi được nữa vào một ống đo nối với máy. Kỹ thuật đo chức năng hô hấp đòi hỏi sự hợp tác và cố gắng của người bệnh mới có được kết quả đúng. Sau khi đo chức năng hô hấp, bác sĩ sẽ cho biết chúng ta có bị mắc bệnh hen suyễn hay không.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính của đường hô hấp và căn nguyên của bệnh có liên hệ ít nhiều đến yếu tố gia đình, và cũng giống như những bệnh mạn tính khác, rất khó để điều trị khỏi bệnh vĩnh viễn. Bạn phải chịu đựng căn bệnh này hầu như suốt cả cuộc đời của bạn. Tuy nhiên, những tiến bộ y học ngày nay giúp chúng ta có thể kiểm soát bệnh gần như hoàn toàn và giúp người bệnh sống chung với căn bệnh một cách tốt nhất. Nếu bạn được chẩn đoán bệnh hen sớm và điều trị thích hợp, bạn sẽ ít lên cơn hen hơn và cơn hen xảy ra cũng sẽ ít nặng nề hơn. Và có rất nhiều người mắc bệnh hen nhưng có thể sống an toàn cho đến cuối đời nếu được kiểm soát hen tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bạn thường phải chịu đựng những cơn hen cấp tính đôi khi rất nặng nề phải nhập viện cấp cứu thậm chí tử vong nếu không xử trí kịp thời. Và cũng có nhiều trường hợp bệnh hen suyễn không kiểm soát tốt, lên cơn hen quá thường xuyên làm cho các phế quản bị co thắt mãi không giãn ra trở lại khi hết cơn nên người bệnh bị khó thở thường xuyên.  

Chữa trị bệnh hen suyễn ra sao?

Như đã nêu trên, chữa trị hen suyễn nhằm mục đích giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách an toàn, khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến công việc, học tập…Điều trị hen suyễn gồm 2 phần: Điều trị cắt cơn suyễn và điều trị ngừa cơn.

Điều trị cắt cơn suyễn là những cách điều trị nhằm chặn đứng cơn co thắt phế quản cấp tính, sẽ được trình bày chi tiết trong bài: “Xử trí cơn hen suyễn cấp tính”. 

Điều trị ngừa cơn tức là những cách thức điều trị sao cho những cơn suyễn cấp đó không xuất hiện hoặc xuất hiện một cách thưa thớt và không trầm trọng, giúp cho người bệnh có thể sống vui, sống khỏe cùng với căn bệnh. Phần này sẽ được đề cập trong bài “Kiểm soát tốt bệnh hen suyn”.

 

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như thế giới. Theo thống kê, bệnh này đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cùng những nguyên nhân gây ung thư phổi điển hình. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

CẦN LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN SUYỄN CẤP TẠI NHÀ?

Nếu bạn đang lên cơn hen và có những triệu chứng như trên thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT KÈM VỚI BUỒNG HÍT

Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì? Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì?

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN

Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ THUỐC LÁ

Tình hình hút thuốc lá trên thế giới và trong nước

SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã biết rằng dinh dưỡng là một trong những phương pháp cần thiết để giữ gìn sức khỏe, khắc phục bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Đối với những người phải chịu đựng những bệnh tật khác nhau, dinh dưỡng còn là một biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe làm cho căn bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Còn đối với một số căn bệnh được gọi là “mãn tính” tức là kéo dài rất nhiều năm cho đến cuối đời như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp cho người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều chỉnh dinh dưỡng được xem là một trong biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.    

ĐẶT LỊCH NGAY

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

 

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

 

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626