KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT KÈM VỚI BUỒNG HÍT

26/02/2023
Tin về các bệnh hô hấp
Lượt xem: 771

Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì? Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì?

Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì?    

     Buồng hít hay còn gọi là buồng đệm là dụng cụ bằng nhựa có hình dạng ống thường dùng kết hợp với bình xịt trong trường hợp người bệnh khó thực hiện các thao tác sử dụng bình xịt một cách chính xác. Buồng hít giúp lưu giữ tạm thời các hạt thuốc li ti trong vài giây để sau đó người bệnh sẽ hít vào phổi, tránh mất thuốc ra ngoài gây lãng phí do người bệnh không phối hợp tốt động tác bóp bình xịt và động tác hít.

 

          Có nhiều loại buồng hít với những kiểu dáng, hình dạng rất đa dạng nhưng đều có cấu tạo cơ bản bao gồm:

          - Đầu ngậm (có kèm hoặc không kèm mặt nạ) có gắn van một chiều giúp khí chỉ di chuyển bình hít đến miệng người bệnh. Một số buồng hít có kèm còi, còi sẽ vang lên khi lực hít đủ mạnh.

         - Buồng hình ống có tráng silicone hoặc làm bằng polymer chống lực hút tĩnh điện để các hạt thuốc không bị bám vào thành ống.

         - Đầu nối với bình xịt gắn vừa khít với miệng bình, một số loại buồng hít có cấu tạo co giãn thích hợp với hầu hết các loại miệng bình xịt khác nhau.

 

Khi nào cần sử dụng buồng hít ?

          Nếu có thể sử dụng bình xịt nhuần nhuyễn, đúng cách thì không cần dùng kèm buồng hít mà chỉ nên sử dụng khi

        - Không thể sử dụng bình xịt đúng cách: Khi sử dụng bình xịt, người bệnh phải thực hiện đồng thời hai động tác bóp thuốc và hít thuốc thì mới đưa được thuốc vào phổi, nếu hít sớm hơn hoặc chậm hơn động tác bóp thuốc, lượng thuốc sẽ không vào phổi một cách đầy đủ. Nếu người bệnh không thể phối hợp hai động tác này một cách nhuần nhuyễn, (thường gặp ở trẻ em hoặc người cao tuổi), nên sử dụng bình xịt kèm với buồng hít. Hoặc nếu người bệnh không thể tự mình sử dụng bình xịt (do không phối hợp động tác tốt, do lú lẫn, do trẻ quá nhỏ, do tay yếu không bóp được bình xịt…) mà cần có người khác trợ giúp thì phải xịt thuốc qua buồng hít để tránh mất thuốc ra ngoài.

       - Tác dụng phụ nấm họng do dùng bình xịt: Khi sử dụng các thuốc hít có chứa corticoid (Seretide®, Symbicort®, Foster® , Flixotide®, Pulmicort®), có thể có các tác dụng phụ như đau họng, rát lưỡi, nấm họng, thay đổi vị giác. Để phòng tránh điều này cần súc họng ngay sau khi hít thuốc (dùng nước lạnh thông thường, ngửa cổ và sục mạnh nước trong miệng trước khi nhổ ra) nhằm loại bỏ lượng thuốc thừa bám dính vào lưỡi, họng, niêm mạc miệng. Nếu đã súc họng sau khi xịt thuốc mà vẫn xuất hiện các tác dụng phụ này thì nên dùng kèm buồng hít để giảm bớt lượng thuốc bắn trực tiếp vào lưỡi, họng và vẫn súc họng sau khi dùng.

 

Cách vệ sinh buồng hít
          Vệ sinh buồng hít khoảng một tháng một lần hoặc sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp. 
          -Tháo rời buồng hít với mặt nạ (nếu có), 
          - Rửa trong nước ấm sạch, chùi kỹ ống ngậm với xà phòng. Lưu ý không cọ rửa mặt trong của buồng hít vì có thể làm tăng lực hút tĩnh điện khiến các hạt thuốc sẽ dính nhiều vào thành buồng hít.
         - Để các bộ phận khô tự nhiên mà không cần lau kỹ.  
         - Lắp ráp các bộ phận khi khô hoàn toàn. 
        Khi dùng các buồng hít mới lần đầu tiên, hoặc sau khi rửa sạch buồng hít, có thể 'mồi' buồng hít bằng cách xịt ít nhất 10 nhát thuốc vào trong buồng để giúp giảm bớt lực hút tĩnh điện có thể có. Sau đó, bạn có thể sử dụng như bình thường. 
Cách bảo quản buồng hít
        Khi sử dụng lâu ngày, buồng hít có thể trở nên hơi đục theo thời gian nhưng vẫn hoạt động tốt. Cần kiểm tra xem buồng hít có vết nứt hoặc van hoạt động có bình thường không. Thay buồng hít mới nếu có các lỗi này hoặc đã sử dụng sau 1 năm.

     

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như thế giới. Theo thống kê, bệnh này đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cùng những nguyên nhân gây ung thư phổi điển hình. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

CẦN LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN SUYỄN CẤP TẠI NHÀ?

Nếu bạn đang lên cơn hen và có những triệu chứng như trên thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN

Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ THUỐC LÁ

Tình hình hút thuốc lá trên thế giới và trong nước

SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã biết rằng dinh dưỡng là một trong những phương pháp cần thiết để giữ gìn sức khỏe, khắc phục bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Đối với những người phải chịu đựng những bệnh tật khác nhau, dinh dưỡng còn là một biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe làm cho căn bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Còn đối với một số căn bệnh được gọi là “mãn tính” tức là kéo dài rất nhiều năm cho đến cuối đời như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp cho người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều chỉnh dinh dưỡng được xem là một trong biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.    

BỆNH LAO Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Nguy cơ nhiễm lao và mắc bệnh lao ở phụ nữ có thai

ĐẶT LỊCH NGAY

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

 

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

 

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626