HEN SUYỄN Ở TRẺ EM

17/10/2022
Tin về các bệnh hô hấp
Lượt xem: 1348

Hen suyễn là bệnh khá thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em bị hen suyễn cao gấp đôi so với người lớn.  Trẻ trai thường bị mắc hen suyễn hơn trẻ gái. Theo xu hướng chung trên toàn thế giới, số lượng bệnh nhân suyễn, cả người lớn và trẻ em, càng ngày càng gia tăng đáng kể. Tại Pháp, người ta ước tính rằng cứ 10 phút sẽ có một bệnh nhi hen suyễn tương lai chào đời. Và trung bình trong mỗi lớp học sẽ có từ 2 – 3 học sinh bị hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị hen suyễn. Tại TP.HCM, số liệu từ một số nghiên cứu ở quận 10 cho thấy khoảng 10% trẻ em bị hen suyễn. Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ, trước mắt cũng như lâu dài: Trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như các trẻ khác, ảnh hưởng về sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng phải thường xuyên nghỉ học do bệnh hoặc để đi khám bệnh, thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở, ảnh hưởng đến sự chuyên cần và việc tiếp thu bài vở. Tuy bệnh ít gây tử vong, nhưng theo Tổ chức Y Tế Thế giới hàng năm cũng có khoảng 25.000 trẻ em chết vì hen suyễn trên toàn thế giới, và rất đáng tiếc là hầu hết đều là những trường hợp tử vong không đáng có.

         Cũng giống như ở người lớn, bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng do tình trạng “sưng viêm” thường xuyên các phế quản nhỏ làm cho các phế quản nầy dễ bị co thắt lại khi gặp các yếu tố kích thích. Ở trẻ em, các yếu tố làm khởi phát cơn hen suyễn cấp cũng tuơng tự như ở người lớn, nhưng trẻ thường hay lên cơn hen suyễn sau khi nô đùa quá mức, cười giỡn quá mức. Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc virut cũng là nguyên nhân làm khởi phát cơn hen cấp hàng đầu ỏ trẻ em. Khi thời tiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, trẻ dễ bị nhiễm lạnh do mặc không đủ ấm, do tắm khi có gió lạnh, do mặc quần áo bị ướt (do trẻ nghịch nước hoặc khi trẻ “tè ra quần” mà người lớn không biết...)…và rất dễ lên cơn hen suyễn cấp. Chơi đùa thường xuyên với nhồi bông cũng là một trong những nguyên nhân hay gây ra cơn hen suyễn ở trẻ em.

        Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là khi biết được con em mình bị suyễn thì thường rất lo lắng và thậm chí rất bi quan. Tuy nhiên ngày nay với sự tiến triển của y học, người ta ngày càng tìm ra được nhiều loại thuốc cắt cơn cũng như thuốc ngừa cơn rất hiệu quả và an tòan. Chúng ta biết rằng ở người lớn tuy suyễn là một bệnh tuy không thể chữa dứt nhưng có thể kiểm soát được bệnh nghĩa là có khả năng làm giảm hoặc không để cơn suyễn tái phát thường xuyên. Riêng ở trẻ em tuy tỷ lệ suyễn có cao gấp đôi người lớn nhưng tiên lượng suyễn ở trẻ em lại tốt hơn nhiều. Người ta nhận thấy có đến khoảng 20% trẻ dã bị hen suyễn rất sớm, ngay trong vòng 12 tháng đầu sau sinh, nhưng các triệu chứng hầu như biến mất khi trẻ được hơn 3 tuổi.

Hen suyễn ở trẻ em là bệnh khó chẩn đoán

         Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi hơn ở trẻ lớn. Người ta ước tính cứ trong 5 trẻ dưới 2 tuổi thì có 1 trẻ bị suyễn. Tại phòng khám suyễn BV Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 1/3 bệnh nhi hen suyễn  còn trong lứa tuổi nhũ nhi (dưới 2 tuổi). Ở lứa tuổi này, bệnh ít khi được chẩn đoán đúng vì trẻ thường không có những cơn khó thở rõ rệt như người lớn. Ho, sổ mũi, khò khè tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài dai dẳng làm cho các bậc phụ huynh lo ngại và đưa đi chạy chữa nhiều nơi. Có không ít trẻ có biểu hiện bệnh suyễn ngay từ rất sớm trong lứa tuổi còn bú nhưng gia đình lại không nhận biết và thầy thuốc có khi chẩn đoán cũng nhầm lẫn với bệnh khác có biểu hiện tương tự như viêm phế quản, viêm phế quản dạng hen, viêm đường hô hấp trên… và do đó không được hướng dẫn điều trị đến nơi đến chốn.

          Cần nghi ngờ và nghĩ đến bệnh hen suyễn khi trẻ ho và khò khè tái đi tái lại nhiều lần, nhất l mỗi tháng thường có nhiều đợt. Cơn ho thường chỉ xuất hiện hay nặng hơn về ban đêm, nhất là vào khoảng nửa đêm về sáng. Kèm theo với cơn ho là biểu hiện khó thở: Trẻ lớn sẽ biết mô tả “con không thở được, con thấy ngộp thở” hay “có cái gì ép lên ngực con”…Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói hoặc chưa biết cách diễn tả cảm giác sẽ thấy trẻ ho nhiều, thở nhanh, có dấu hiệu ‘nhấp nhô’ ở vùng cổ ngực , không chịu bú…áp tai sát vô lưng của trẻ ta sẽ nghe được tiếng kêu như mèo kêu (tiếng ran ngáy hoặc rít). Nếu các cơn ho, khò khè, khó thở này xuất hiện hay nặng hơn ngay sau khi trẻ cười giỡn quá mức, gắng sức,  tiếp xúc với không khí lạnh, chơi với cho mèo, thú nhồi bông…thì càng gợi ý đến bệnh hen suyễn. Nếu trong gia đình có nhiều người mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, chàm…), trẻ thường xuyên ho khò khè, khó thở tái đi tái lại thì khả năng trẻ bị bệnh hen suyễn là rất cao.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào khò khè cũng đều mắc bệnh hen suyễn. Thường có sự nhầm lẫn giữa khò khè và triệu chứng nghẹt mũi không thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 thág tuổi. Ở lứa tuổi này, lỗ mũi của  thuờng còn nhỏ, chỉ cần nghẹt mũi một ít, trẻ cũng rất khó chịu, quấy khóc, thở khụt khịt mà không phải là khò khè thật sự nhưng cũng làm nhiều bậc cha mẹ rất lo âu. Để đánh giá đúng mức và chẩn đoán chính xác, các bà mẹ cần cho bé đến khám bác sĩ chuyên khoa. Cũng có trường hợp trẻ nghịch dại hít phải các dị vật vô đường hô hấp (đồ chơi, ) nhưng chỉ gây bít tắc một nhánh phế quản cũng gây ra triệu chứng khò khè tương tự như bệnh hen suyễn.  Ngoài ra, nhiều bệnh khác ở trẻ em cũng có thể gây ra triệu chứng khò khè như mềm sụn thanh quản, viêm tiểu phế quản…

Ở người lớn và ở trẻ lớn, những trường hợp khó khăn trong việc định bệnh thường được giải quyết ổn thỏa bằng cách đo chức năng hô hấp. Nhưng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phương pháp này hầu như không thể thực hiện được vì trẻ quá nhỏ chưa thể hợp tác với nhân viên y tế và làm theo y lệnh. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ là suyễn thì cần thiết phải được đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và phân biệt với các bệnh lý khác cũng có các biểu hiện tương tự. Tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn về y khoa. Không nên tự mua thuốc để điều trị cho trẻ vì không những không khỏi, mà nhiều khi còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Chữa trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

          Nguyên tắc chữa trị bệnh hen suyễn ở trẻ em nói chung cũng tương tự như người lớn, tức làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt, đừng để các cơn hen suyễn cấp xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần cũng như việc học hành của trẻ. Muốn vậy ta phải: 

   Cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen suyễn cấp: 

     - Không nuôi các loại thú cưng có lông như chó, mèo, chim... trong nhà. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thú cưng đang nuôi là bạn thân thiết của trẻ (nhất là nếu trẻ là con một), việc ngưng không nuôi thú này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của trẻ, thậm chí có thể gây stress cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên lưu ý giải thích, khuyên bảo nhẹ nhàng và tìm những giải pháp trung dung và từng bước một để trẻ có thể vui vẻ chấp nhận.

     - Bố mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà và ở nơi gần trẻ.

     - Có nhiều trẻ rất thích chơi thú nhồi bông và thân thiết không rời một bước kể cả khi ngủ. Các bậc phụ huynh nên lưu ý chọn lựa loại ít gây kích ứng nhất và có thể giặt rửa thường xuyên.

     - Chỗ ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, tránh không để quá nhiều đồ đạc dễ bám bụi. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng trên 55oC, rồi phơi khô ngoài nắng.

     - Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc, xịt phòng, bình phun sơn, thuốc diệt cơn trùng… Tránh khói nhang.

     -  Duy trì không khí sạch và trong lành: Mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói bếp hoặc trong phòng có mùi khó chịu. Đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe, khói nhà máy, bụi phấn hoa.

     - Tránh thời tiết lạnh: Giữ ấm cho trẻ, tránh bế trẻ hoặc cho trẻ chơi ở nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột. Vào mùa nóng có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt đô nhưng không để nhiệt độ quá lạnh và không để cho luồng khí từ bộ phận quạt gió hướng trực tiếp vô mũi.

     -  Lưu ý tránh những loại thức ăn mà trẻ bị dị ứng, đặc biệt lưu ý sữa bò, đậu phọng, các loại thức ăn chứa chất bảo quản…

     - Có một số trẻ có thể lên cơn hen suyễn cấp khi gắng sức. Tâm lý các bậc phụ huynh thường hay la rầy không cho trẻ chạy nhảy, thậm chí vào xin  thầy cô giáo cho trẻ được nghỉ trong giờ thể dục. Tuy nhiên, nếu ngăn cản, hạn chế trẻ vui chơi chạy nhảy vì sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt cho sự phát triển thể chất, đồng thời tâm sinh lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng vì trẻ dễ tự ti mặc cảm vì bệnh. Trên thực tế có nhiều vận động viên nổi tiếng tuy bị hen suyễn nhưng vẫn có thể đạt nhiều thành tích cao trong thi đấu, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như bơi lội, điền kinh, lặn, đua xe đạp, bóng chày, bóng đá, bóng rỗ…Trong trường hợp nầy cần cho trẻ khởi động kỹ trước khi vận động và dùng các thuốc giãn phế quản dạng hít trước khi trẻ vui chơi, chạy nhảy. (Hen suyễn và thể dục thể thao).

   Cần biết cách xử trí đúng khi trẻ có cơn hen suyễn cấp:

     - Các bậc phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy một cơn hen suyễn cấp đang đến: Trẻ ho, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu được bác sĩ hướng dẫn, cho trẻ dùng ngay thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (Ventolin®, Bricanyl®…). Đối với trẻ lớn có thể dùng ống bơm xịt một cách dễ dàng, nhưng đối với trẻ nhỏ phải dùng máy phun khí dung với mặt nạ hoặc dùng ống bơm xịt với babyhaler (xem bi Kỹ thuật sử dụng thuốc đường hít) mới bảo đảm thuốc được đưa vào phổi của trẻ và phát huy tác dụng. Nếu trẻ không hơn, bớt ho, bớt khĩ thở cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ. Nếu không bớt, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.

     - Các dấu hiệu cho biết cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay: Khi thuốc cắt cơn không có tác dụng hay chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn sau đó tình trạng vẫn trở lại như cũ, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi để thở, co kéo vùng xung quanh sườn và cổ khi thở, cạnh mũi phập phồng. Nếu có tím tái ở môi hay vùng da dưới các mống tay dấu hiệu rất nguy kịch, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

   Cần biết cách dùng thuốc ngừa cơn hen theo chỉ định của bác sĩ:

       Trong một số trường hợp, trẻ cần sử dụng thuốc ngừa cơn hen nếu cơn hen suyễn cấp xuất hiện không thường xuyên: Trẻ lên cơn hen ít nhất một lần mỗi tuần hoặc trẻ bị thức giấc vì cơn suyễn trong đêm ít nhất 2 lần mỗi tháng. Các thuốc ngừa cơn hen có tác dụng phụ ngừa các cơn hen, làm cho các cơn hen không xuất hiện hoặc ít xuất hiện hơn và việc sinh hoạt, học tập của trẻ hầu như không bị ảnh hưởng.

       Thuốc ngừa cơn hen những thuốc không viêm đường có tác dụng làm giảm bớt tình trạng sưng viêm của các phế quản ( Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn). Thuốc có tác dụng trực tiếp lên đường thở, rất hiệu quả, ít tác dụng phụ, không gây nghiện và không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Bố mẹ cần lưu ý sao cho cĩ thể sử dụng thuốc đường hít đúng cách nhất và đối với trẻ nhỏ thường cần có những dụng cụ hỗ trợ đặc biệt (Kỹ thuật sử dụng thuốc đường hít). Cũng cần lưu ý việc dùng thuốc đều đặn mỗi ngày thì sau một thời gian (thường nhiều tháng), các phế quản nhỏ không còn viêm nữa và sẽ không còn phản ứng co thắt khi gặp các tác nhân gây cơn hen. Cần cho trẻ tái khám đúng hẹn để theo di hiệu quả của thuốc, phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc và không bao giờ tự ý ngưng thuốc ngay cả khi bệnh hen suyễn của trẻ có vẻ cải thiện tốt.

 

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như thế giới. Theo thống kê, bệnh này đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cùng những nguyên nhân gây ung thư phổi điển hình. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

CẦN LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN SUYỄN CẤP TẠI NHÀ?

Nếu bạn đang lên cơn hen và có những triệu chứng như trên thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT KÈM VỚI BUỒNG HÍT

Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì? Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì?

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN

Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ THUỐC LÁ

Tình hình hút thuốc lá trên thế giới và trong nước

SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã biết rằng dinh dưỡng là một trong những phương pháp cần thiết để giữ gìn sức khỏe, khắc phục bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Đối với những người phải chịu đựng những bệnh tật khác nhau, dinh dưỡng còn là một biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe làm cho căn bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Còn đối với một số căn bệnh được gọi là “mãn tính” tức là kéo dài rất nhiều năm cho đến cuối đời như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp cho người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều chỉnh dinh dưỡng được xem là một trong biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.    

ĐẶT LỊCH NGAY

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

 

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

 

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626