KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN
Ngày đăng: 16/11/2022 08:06 AM

Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.

 

           Bình xịt thường được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thuốc chứa trong bình xịt thường bao gồm:
     -Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn: (Ventolin®, Berodual®) Có tác dụng giảm khó thở nhanh trong vòng vài phút nên thường gọi là thuốc cắt cơn.
     - Thuốc giãn phế quản phối hợp với thuốc kháng viêm (Seretide®, Symbicort®, Foster®): Thường dùng liều cố định hàng ngày, một số thuốc có thể vừa dùng liều hàng ngày vừa dùng để cắt cơn.
     - Thuốc kháng viêm (Flixotide®, Pulmicort®): Chỉ dùng điều trị hen nhẹ
           Bình xịt rất tiện dụng vì nhỏ gọn, có thể mang theo bên mình; tuy nhiên đôi khi khó sử dụng đối với trẻ em hoặc người già trí óc kém minh mẫn. Lưu ý sử dụng bình xịt đúng cách thì lượng thuốc mới vào phổi đủ như mong muốn và người bệnh mới đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc sử dụng thuốc hít đúng cách sẽ quyết định sự thành công của
điều trị trong nhiều trường hợp: bệnh nhân dùng thuốc hít càng thành thạo thì khả năng điều trị bệnh ổn định càng cao.
Thông thường, nhân viên y tế cần hướng dẫn chu đáo cho người bệnh các thao tác sử dụng bình xịt, đồng thời người bệnh cũng nên thực hiện các thao tác này ngay trước mặt nhân viên y tế để đảm bảo tính chính xác và được chỉ ra những điểm chưa đúng. Khi sử dụng bình xịt, người bệnh cần thực hiện các bước thao tác sau đây:

 

Nếu bình xịt có chứa thuốc kháng viêm, bạn cần phải thêm bước 6 là súc họng sau khi hít, mục đích nhằm loại bỏ lượng thuốc thừa bám dính vào lưỡi, họng, niêm mạc miệng sau khi xịt thuốc. Động tác này giúp tránh được các tác dụng phụ thường thấy khi xịt thuốc có chất kháng viêm như đau họng, rát lưỡi, nấm họng, thay đổi vị giác...Nên súc họng ngay sau mỗi lần xịt thuốc bằng nước lạnh thông thường, ngửa cổ và sục mạnh nước trong miệng trước khi nhổ ra ngoài. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đã súc họng đúng cách mà vẫn xuất hiện các tác dụng phụ.