Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.
Từ xưa đến nay, ông bà ta đã biết rằng dinh dưỡng là một trong những phương pháp cần thiết để giữ gìn sức khỏe, khắc phục bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Đối với những người phải chịu đựng những bệnh tật khác nhau, dinh dưỡng còn là một biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe làm cho căn bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Còn đối với một số căn bệnh được gọi là “mãn tính” tức là kéo dài rất nhiều năm cho đến cuối đời như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp cho người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều chỉnh dinh dưỡng được xem là một trong biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hen suyễn là bệnh khá thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em bị hen suyễn cao gấp đôi so với người lớn. Trẻ trai thường bị mắc hen suyễn hơn trẻ gái. Theo xu hướng chung trên toàn thế giới, số lượng bệnh nhân suyễn, cả người lớn và trẻ em, càng ngày càng gia tăng đáng kể. Tại Pháp, người ta ước tính rằng cứ 10 phút sẽ có một bệnh nhi hen suyễn tương lai chào đời. Và trung bình trong mỗi lớp học sẽ có từ 2 – 3 học sinh bị hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị hen suyễn. Tại TP.HCM, số liệu từ một số nghiên cứu ở quận 10 cho thấy khoảng 10% trẻ em bị hen suyễn. Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ, trước mắt cũng như lâu dài: Trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như các trẻ khác, ảnh hưởng về sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng phải thường xuyên nghỉ học do bệnh hoặc để đi khám bệnh, thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở, ảnh hưởng đến sự chuyên cần và việc tiếp thu bài vở. Tuy bệnh ít gây tử vong, nhưng theo Tổ chức Y Tế Thế giới hàng năm cũng có khoảng 25.000 trẻ em chết vì hen suyễn trên toàn thế giới, và rất đáng tiếc là hầu hết đều là những trường hợp tử vong không đáng có.