Tin về các bệnh hô hấp

Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như thế giới. Theo thống kê, bệnh này đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm cùng những nguyên nhân gây ung thư phổi điển hình. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

CẦN LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN SUYỄN CẤP TẠI NHÀ?

Nếu bạn đang lên cơn hen và có những triệu chứng như trên thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT KÈM VỚI BUỒNG HÍT

Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì? Buồng hít (hoặc buồng đệm) là gì?

KỸ THUẬT SỬ DỤNG BÌNH XỊT HEN SUYỄN

Bình xịt là dụng cụ dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên tắc cấu tạo của bình xịt là dùng một chất đẩy thuốc (tương tự như các dụng cụ gia đình như xịt muỗi, xịt phòng) để tạo ra luồng phun gồm những hạt nhỏ li ti sau mỗi lần bóp thuốc và đưa một liều thuốc đã định lượng vào phổi bạn.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ THUỐC LÁ

Tình hình hút thuốc lá trên thế giới và trong nước

SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Từ xưa đến nay, ông bà ta đã biết rằng dinh dưỡng là một trong những phương pháp cần thiết để giữ gìn sức khỏe, khắc phục bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Đối với những người phải chịu đựng những bệnh tật khác nhau, dinh dưỡng còn là một biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe làm cho căn bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Còn đối với một số căn bệnh được gọi là “mãn tính” tức là kéo dài rất nhiều năm cho đến cuối đời như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp cho người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều chỉnh dinh dưỡng được xem là một trong biện pháp điều trị không dùng thuốc có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.    

BỆNH LAO Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Nguy cơ nhiễm lao và mắc bệnh lao ở phụ nữ có thai

HEN SUYỄN Ở TRẺ EM

Hen suyễn là bệnh khá thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ em bị hen suyễn cao gấp đôi so với người lớn.  Trẻ trai thường bị mắc hen suyễn hơn trẻ gái. Theo xu hướng chung trên toàn thế giới, số lượng bệnh nhân suyễn, cả người lớn và trẻ em, càng ngày càng gia tăng đáng kể. Tại Pháp, người ta ước tính rằng cứ 10 phút sẽ có một bệnh nhi hen suyễn tương lai chào đời. Và trung bình trong mỗi lớp học sẽ có từ 2 – 3 học sinh bị hen suyễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới bị hen suyễn. Tại TP.HCM, số liệu từ một số nghiên cứu ở quận 10 cho thấy khoảng 10% trẻ em bị hen suyễn. Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ, trước mắt cũng như lâu dài: Trẻ thường xuyên bị lên cơn, nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như các trẻ khác, ảnh hưởng về sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng phải thường xuyên nghỉ học do bệnh hoặc để đi khám bệnh, thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở, ảnh hưởng đến sự chuyên cần và việc tiếp thu bài vở. Tuy bệnh ít gây tử vong, nhưng theo Tổ chức Y Tế Thế giới hàng năm cũng có khoảng 25.000 trẻ em chết vì hen suyễn trên toàn thế giới, và rất đáng tiếc là hầu hết đều là những trường hợp tử vong không đáng có.

HEN SUYỄN VÀ DỊ ỨNG THỨC ĂN

Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể phát sinh ra một số phản ứng không thuận lợi (còn được gọi là phản ứng dị ứng) sau khi ăn một loại thức ăn nào đó. Lên cơn hen suyễn cấp tính sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó cũng được gọi là dị ứng thức ăn và loại thực phẩm ấy được xem là một trong những tác nhân làm khởi phát cơn hen suyễn cấp. Phần lớn các tác nhân làm khởi phát cơn hen suyễn cấp tính là các dị nguyên trong không khí như mạt bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc…, chỉ có một số ít loại thức ăn, đồ uống cũng có thể gây ra cơn hen suyễn cấp với tỉ lệ thấp. Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 6 – 8 % ở trẻ em dưới 3 tuổi và khoảng 2% ở người lớn bị dị ứng với thức ăn. Một số ít trong những người này mắc bệnh hen suyễn và có thể bị khởi phát cơn hen sau khi ăn các loại thực phẩm này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh diễn tiến kéo dài nhiều năm, tiến triển có khuynh hướng nặng dần và thường không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân của bệnh là do hút thuốc lá (90% trường hợp) hoặc tiếp xúc với khói bụi (10%) thường xuyên và lâu năm. Khi bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng, người bệnh thường vẫn còn đang hút thuốc lá nhưng có khi đã ngưng hút từ lâu, tuy nhiên ảnh hưởng của khói thuốc lá ngày xưa vẫn còn tiếp tục tác động trên phổi và bệnh vẫn tiếp tục tiến triển. Mặc dù là căn bệnh mạn tính nhưng trên nền diễn tiến mạn tính kéo dài đó vẫn thỉnh thoảng xuất hiện các đợt bệnh trở nặng, diễn tiến nhanh, có khi khá trầm trọng đến nỗi phải nhập viện, những đợt bệnh nặng đó được gọi là những đợt cấp hay đợt kịch phát của bệnh. Những đợt cấp này nếu được điều trị tích cực và đúng cách sẽ cải thiện dần và chấm dứt; người bệnh sẽ trở lại tình trạng mạn tính như trước khi vào đợt cấp. Nếu các đợt cấp xuất hiện nhiều và thường xuyên sẽ làm cho căn bệnh diễn tiến xấu đi nhanh hơn.

ĐẶT LỊCH NGAY

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

 

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

 

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626