Tin về các bệnh hô hấp

Bệnh lao ở người nhiễm HIV - AIDS

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm có thêm gần 10 triệu người mắc bệnh và 3 triệu người chết do lao. Nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số người mắc bệnh lao và số người chết do lao là sự phát triển của đại dịch HIV - AIDS, bởi người nhiễm HIV - AIDS bị suy giảm sức đề kháng nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, trong đó hay gặp nhất là bệnh lao. Trên thế giới, trong số 41 triệu người bị nhiễm HIV đang còn sống thì có 1/3 kèm nhiễm lao. Ước tính hằng năm nhiễm HIV sẽ làm tăng thêm 1,5 triệu bệnh nhân lao. Tỷ lệ tử vong do lao chiếm hơn 30% số tử vong ở bệnh nhân AIDS.

BỆNH LAO Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi là những người có độ tuổi trên 60. Người cao tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt của lứa tuổi do ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội và có những biến đổi sinh học thay đổi do hậu quả của tiến trình lão hoá của cơ thể. Vì vậy bệnh lao ở người cao tuổi cũng có những điểm khác biệt so những đặc điểm chung của bệnh lao

SỐNG CHUNG VỚI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh mạn tính kéo dài cho đến suốt quãng đời còn lại kể từ khi phát bệnh, vậy trung bình mỗi người bệnh phải chịu đựng căn bệnh này khoảng từ mười năm đến hai ba chục năm. Để có thể sống chung với bệnh một cách thoải mái, vui vẻ, chất lượng cuộc sống tốt, cô bác phải biết cách thay đổi những thói quen, sắp xếp lại công việc, bố trí lại dụng cụ đồ đạc trong nhà, tiết kiệm năng lượng và biết cách kiểm soát căn bệnh không để cho bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chât cũng như tinh thần của mình. 

THỂ DỤC VÀ VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH

Vì sao người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường bị khó thở?

NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO VÀ CÁCH XỬ TRÍ CÁC ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, như chính tên của bệnh đã chỉ rõ, là căn bệnh mạn tính kéo dài từ khi phát bệnh đến suốt cả đời người. Thế nhưng trong quá trình diễn tiến của bệnh, nhất là khi bệnh đã diễn tiến sang những giai đoạn nặng thường xuất hiện những đợt bệnh diễn tiến nặng, cấp tính gọi là những đợt cấp của bệnh

ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO

Bệnh lao tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.  Nếu chữa bệnh lao không đúng cách làm cho vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của chính người bệnh và cả những người xung quanh.

PHÁT HIỆN BỆNH LAO

Bệnh lao là bệnh lây nhiễm gây ra do vi khuẩn lao. Đường lây truyền bệnh chủ yếu là qua đường không khí trực tiếp từ mũi họng của người này sang mũi họng của người khác và nơi xâm nhập đầu tiên của vi khuẩn khi vào cơ thể là phổi. Vi khuẩn lao lại có đặc tính rất hiếu khí tức là rất ưa thích nơi chứa nhiều không khí, chẳng hạn như phổi. Vì vậy phổi là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất trong các trường hợp mắc bệnh lao. Có đến 80% người mắc bệnh lao là lao phổi; 20% còn lại là lao ở các cơ quan khác như lao màng não, lao màng phổi, lao xương, lao khớp, lao thận, lao đường tiểu, lao hạch…gọi chung là lao ngoài phổi, mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp vừa bị lao phổi, đồng thời vừa bị lao ở cơ quan khác, thường do sức đề kháng kém.

KIỂM SOÁT TỐT BỆNH HEN SUYỄN

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính của đường hô hấp, có liên quan đến yếu tố di truyền và thường có tính chất gia đình. Mặc dù các nhà khoa học chưa thật sự hiểu rõ về nguyên nhân bệnh suyễn nhưng nguời ta nhận thấy nếu bạn mắc bệnh hen suyễn có nghĩa là ngay từ lúc sinh ra, cơ thể bạn đã ‘thừa hưởng’ căn bệnh này từ những thế hệ trước. Như vậy, dường như căn bệnh hen suyễn này đã được ‘định hình’ sẵn cùng với hình hài mà cha mẹ ban tặng chúng ta và sẽ đi chung với chúng ta suốt cả cuộc đời này. Điều này cũng có nghĩa rằng với các phương tiện trị liệu hiện nay, bệnh hen là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và người ta hy vọng rằng trong tương lai, các biện pháp điều trị mới dựa trên việc can thiệp, sửa chữa trên bộ gen di truyền của người có thể mang lại những hướng điều trị tận gốc căn bệnh.

10 LỜI KHUYÊN ĂN UỐNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

          Cô bác mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có khuynh hướng bị suy dinh dưỡng vì nhu cầu năng lượng của cơ thể vượt quá sự cung cấp thức ăn. Phần lớn cô bác rất dễ mệt trong khi ăn và sau khi ăn nên cô bác thường ăn rất ít. Mười biện pháp sau đây giúp cho cô bác có thể ăn uống được nhiều hơn, đầy đủ năng lượng hơn và cảm thấy ngon miệng hơn.

HEN SUYỄN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Hen suyễn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi và ít gặp hơn ở người già, vì vậy bệnh hen suyễn ở người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức.

ĐẶT LỊCH NGAY

BS Oanh

 Thứ 2, Thứ 3, Thứ 5, Thứ 6: 18 – 20g

Thứ 7: 7g30 – 9g30

 

BS Trí

Thứ 4: 18 - 20g

 

HOTLINE LIÊN HỆ: 0908 120 626